Dịch vụ cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện
Học tập trải nghiệm
Dịch vụ cắm trại
CLB Vẽ nặn thiên nhiên
Check in thiên nhiên

 

 

Chào mừng bạn đến với

 

CÔNG VIÊN THỰC VẬT CẢNH VIỆT NAM

Trang chủ » 1001 Loài cây » BST Cây hoa dạng bụi »

Thứ 5, Ngày 27 tháng 02 năm 2020, 13:50

Cây dừa cạn

Tên thường gọi: dừa cạn
Tên loài: Petunia Hybrida
Đặc điểm:
Cây dừa cạn là cây thân thảo, sống nhiều năm. Thường cây chỉ mọc cao không quá 80 cm, cành thẳng đứng. Lá cây mọc đối, thuôn dài, có đầu nhọn, phía cuống hẹp, nhọn, dài 3 – 8cm, rộng 1 – 3 cm và không có nhựa mủ. Lá màu xanh đậm và sáng bóng.
Hoa cây dừa cạn có hai màu đó là trắng và hồng. Mỗi bông hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài hoa hợp thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, phiến có 5 thùy, 5 nhị đính trên tràng, 2 lá noãn hợp với nhau ở vòi. Hoa nở gần như quanh năm.
Quả gồm 2 đại dài 2,5 - 5 cm, rộng 2 - 3 cm, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên. Trong mỗi quả có 12 - 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có những mụn nổi thành hàng dọc.
Có một điều đặc biệt ở loài hoa này đó là mỗi khi đầu cành non có một phiến lá nhú lên thì liền sau đó, giữa nách lá sẽ xuất hiện 2 đóa hoa.
Chăm sóc: 
Tưới nước
Tưới đều đặn cho cây 1 ngày/2 lần, vào mùa mưa thì có thể giảm lượng tưới xuống 1 ngày/1 lần, khi cây ra hoa, thì nên tưới xuống gốc cây, tránh tưới trực tiếp lên hoa, sẽ làm hoa bị dập, tổn thương
Bón phân
Sau khi trồng cây con khoảng 1 tháng, tiến hành bón thêm phân đạm để thúc đẩy quá trình phát triển của cây.  Các tháng tiếp theo, nên sử dụng các loại phân có tác dụng dưỡng hoa, để phun cho cây, định kỳ cứ 7 ngày phun 1 lần.  Khi hoa tàn, bón thêm phân chuồng ủ mục để ổn định chất dinh dưỡng trong đất, nuôi dưỡng cây đến khi hoa ra đợt sau.
Lưu ý, khi phun không nên phun trực tiếp lên hoa, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa dừa cạn
Bệnh nấm
Khi mắc bệnh, ngọn cây hoặc cành giữa bị teo lại, ngọn và lá trở nên héo úa, để lâu cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng và lụi dần.  Để phòng trừ bệnh, điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là thường xuyên cung cấp đầy đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy ngay để tránh lân lan cho các cành và cây khác, dùng vòi nước xịt mạnh vào các kẽ lá để rửa trôi các ổ nấm.
Bệnh úng rễ
Khi cây nhiễm bệnh toàn bộ cây đều héo rũ, lá chuyển sang màu vàng và rụng sớm, cây có dấu hiệu chết dần.  Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng phân đạm hòa tan với nước để tưới cho cây là được, nhưng lưu ý phải xử lý sớm vì khi bị ngập úng chỉ 1 ngày sau cây đã lụi chết dần.
Nhân giống: 
Dừa cạn được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt, thời gian ươm, hạt phát triển lâu nhưng khi đã bén rễ và phát triển chồi thì cây sinh trưởng rất nhanh.  Đầu tiên cần chọn những hạt giống chất lượng nảy mầm tốt, ngâm hạt trong nước ấm khoảng 5 – 6 tiếng, khi ngâm nên dùng vải sáng màu bọc lấy phần hả giống rồi mới ngâm nước. Sau đó để hạt vào giấy thấm nước, gói hạt cùng với giấy thấm nước trong túi nilon buộc chặt để chỗ mát khoảng 4 giờ.  Dùng tăm tre, cho từng hạt giống đã xử lý xuống khay gieo đã chuẩn bị giá thể từ trước, nên gieo hạt đều tay, không nên để hạt trồng lên nhau.  Sau khi gieo xong, phủ 1 lớp đất ẩm lên trên, tưới nước thật đẫm vào khay gieo.
Ứng dụng: dùng làm cây trồng viền- cây trồng nền trong cảnh quan sân cườn, công viên, vườn hoa, trường học…
Một vài mẫu hoa dừa cạn:
 
"Chỉ sống đẹp cùng thiên nhiên"
 

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam
(Phía sau UBND xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội)
ĐT: (024)632.87.450 - 0988.716.591 -  09.664.666.11
Zalo miễn phí: 09.6869.6148 - 0988.71.65.91
Mail: parkeden.vn@gmail.com
Liên hệ
0988 716591