Dịch vụ cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện
Học tập trải nghiệm
Dịch vụ cắm trại
CLB Vẽ nặn thiên nhiên
Check in thiên nhiên

 

 

Chào mừng bạn đến với

 

CÔNG VIÊN THỰC VẬT CẢNH VIỆT NAM

Trang chủ » Khám phá xanh »

Thứ 5, Ngày 26 tháng 11 năm 2020, 15:51

Hoa cúc trong nghệ thuật tạo hình xưa và nay

Hoa cúc có giá trị rất lớn về mặt tạo hình nghệ thuật, thể hiện qua những tác phẩm hội họa, gốm sứ, điêu khắc... từ cổ chí kim đều rất phổ biến hình ảnh về loài hoa này.

Các bộ phận trên cây hoa cúc như: lá cúc, cành cúc, hoa cúc đều được sử dụng rất nhiều để tạo hình trong các tác phẩm nghệ thuật cả truyền thống lẫn hiện đại. Hãy cùng Khám Phá Xanh tìm hiểu nhé:

  1. Tranh hoa cúc

Hoa cúc là một trong bốn loại cây quý trong bộ tranh Tứ Quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai; hay trong bộ tranh Tứ Bình: Mai – Sen – Cúc – Trúc đại diện cho bốn mùa.

Bộ tranh tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai ngày nay

 

Ở Việt Nam nói riêng và những nước Á Đông nói chung, những tác phẩm hội họa nổi tiếng với chủ đề là hoa cúc đã xuất hiện hàng ngàn năm nay. Hoa cúc thể hiện ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với vẻ đẹp và khí chất con người. Hoa cúc đại diện cho mùa thu, khi mà các loài hoa khác đã héo tàn, hoa cúc mới bắt đầu bung nở giữa sương lạnh.Và ngay cả đến khi héo tàn, hoa và lá cúc cũng không rụng xuống mà vẫn gắn bó trên cây (Diệp bất ly chi – Hoa vô lạc địa). Những đặc tính đó như thay lời diễn tả tâm tư tình cảm và khí chất của người quân tử.

“Ngũ sắc cúc hoa đồ” – Uẩn Thọ Bình (nhà Thanh) - Ảnh ĐKN

 

2. Gốm sứ vẽ hoặc làm họa tiết hoa cúc

Trên các đồ gốm sứ cổ tại Việt Nam, Nhật Bản hay Trung Quốc, hình ảnh họa tiết hoa cúc trang trí đều hết sức phổ biến. Không chỉ sử dụng riêng bông hoa cúc, những họa tiết cách điệu từ dây cúc hoặc lá cúc cũng được kết hợp hài hòa. Mỗi quốc gia, mỗi vùng gốm sứ cổ có những cách tạo hình hoa văn đặc trưng nhưng đều rất khéo léo và tinh tế. Ngày nay, các đồ gốm sứ với hoa văn hoa cúc vẫn luôn được tạo ra nhưng theo hơi hướng nhiều màu sắc và hiện đại hơn.

 

3. Chạm khắc với họa tiết hoa cúc

Tại các kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà cổ… hầu như đều sẽ có các họa tiết trang trí hay phù điêu xuất hiện hình ảnh hoa cúc. Tiêu biểu như: chạm trổ họa tiết hoa cúc trên các phù điêu trang trí, trên cửa ra vào, vách ngăn (thường kết hợp theo bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai) hay các bức tranh gỗ treo tường chạm nổi hoa cúc…

Hoa cúc trên cửa một ngôi chùa tại Hà Nội

 

Họa tiết dây hoa cúc trên một chiếc Khánh tại chùa Thiên Mụ - Huế

 

Hoa cúc tại điện Thái Hòa – Huế

 

4. Trang phục họa tiết hoa cúc

Trên các trang phục cổ cũng có xuất hiện hình ảnh hoa cúc nhưng ít được nhắc đến hơn. Có lẽ do đây là chất liệu là vải nên cổ phục còn lại rất ít, gây khó khăn trong việc nghiên cứu hơn so với các loại hình khác như gốm sứ hay điêu khắc, hội họa.

Cúc đại đóa trên Quân phục của vua Khải Định

 

Hiện nay, các nhà thiết kế hiện đại vẫn luôn ưu ái sử dụng các họa tiết tạo hình từ hoa cúc trên các thiết kế của mình. Hoa cúc là điểm nhấn chính trong nhiều thiết kế trên các trang phục, phụ kiện thời trang khác nhau như: quần áo, giày dép, mũ, túi xách…

Áo dài họa tiết hoa cúc

 

Phụ kiện với trang trí họa tiết hoa cúc

 

Lời kết: Hoa cúc là loại hoa đẹp có ý nghĩa lớn trong nhiều lĩnh vực không chỉ trong nghệ thuật tạo hình - trang trí mà còn trong văn hóa tâm linh, giá trị về mặt ẩm thực, dược liệu... Hiểu được những giá trị của hoa cúc, chắc chắn bạn sẽ thêm yêu và muốn được tìm hiểu nhiều hơn nữa về loài hoa quý này.

Xem thêm: 

Rượu cúc làng Ngâu – Mỹ tửu tiến vua – Tinh hoa truyền thống

Tác dụng kỳ diệu của trà hoa cúc đối với cơ thể

Ý nghĩa hoa cúc vàng trong đời sống và trong phong thủy

Sự tích Hoa cúc và Ý Nghĩa Của Hoa Cúc Trong Phong thủy

"Chỉ sống đẹp cùng thiên nhiên"
 

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam
(Phía sau UBND xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội)
ĐT: (024)632.87.450 - 0988.716.591 -  09.664.666.11
Zalo miễn phí: 09.6869.6148 - 0988.71.65.91
Mail: parkeden.vn@gmail.com
Liên hệ
0988 716591