Bèo phấn (Wolffia Arrhiza)
Tên thường gọi: bèo phấn, bèo trứng cá
Tên khoa học: Wolffia arrhiza
Họ: Lemnaceae (một số tài liệu xếp chúng vào họ ráy Araceae).
Đặc điểm sinh thái:
Đây là loài thực vật có mạch nhỏ bé nhất. Chúng là loài bản xứ châu Âu, châu Phi cùng một phần châu Á, song đã lan rộng ra khắp thế giới. Arrhiza sinh trưởng trong vùng nước tĩnh như ao, hồ. Phần màu xanh nổi trên mặt nước có dạng cầu, rộng 1 mm, nhưng có mặt trên phẳng. Loài này không có rễ. Hoa có độc một nhị và một nhuỵ. Tuy nhiên, phương pháp sinh sản thường thấy là cá thể mới tách ra từ cá thể mẹ. Khi trời trở lạnh, chúng "ngủ" và chìm xuống đáy nước trong suốt mùa đông dưới dạng chồi măng. Nó có thể tự tạo năng lượng nhờ quang hợp hay tiếp nhận cácbon hoà tan từ môi trường.
Ứng dụng:
Hàm lượng dinh dưỡng lớn nên ở một số nơi, bèo phấn được sử dụng như một loại thực phẩm rẻ tiền (Lào, Thái Lan, Miến Điện…).
Sử dụng để xử lý nước nông nghiệp và nước đô thị. Bèo phấn được đặt trong nước thải từ các trang trại nuôi tôm sú để hấp thụ và chuyển hóa các chất ô nhiễm.
Sử dụng làm thức ăn cho một số loại vật nuôi.
Nguồn:
Wikipedia
Tổng hợp - sưu tầm
Công viên thực vật cảnh Việt Nam
SDT/Zalo: 0977321499 / 0913095548 / 0394080452
Địa chỉ: Số 2 ngõ 190 đường Phan Trọng Tuệ,
Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Tin khác
- Bộ sưu tập trên 40 giống Hoa Cúc - Công viên thực vật cảnh Việt Nam
- Nhật ký hoa tháng 01/2022
- Tổng hợp gần 20 Giống râm bụt tại Công viên thực vật cảnh Việt Nam
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc họa mi màu
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc sao xanh Nhật Bản
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc tiểu thư
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc thạch thảo tím
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc họa mi đơn + kép
- Hoa cúc cổ - Cúc trà cổ
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc nguyệt hoàng
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc xoáy tím
- Bộ sưu tập hoa cúc - Cúc hồng ngọc (chrysanthemum shevanti pink)