Dịch vụ cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện
Học tập trải nghiệm
Dịch vụ cắm trại
CLB Vẽ nặn thiên nhiên
Check in thiên nhiên

 

 

Chào mừng bạn đến với

 

CÔNG VIÊN THỰC VẬT CẢNH VIỆT NAM

Trang chủ » Khám phá xanh »

Thứ 4, Ngày 05 tháng 02 năm 2020, 20:29

Hướng dẫn 11 quy tắc giữ gìn, chăm sóc bảo tồn cây cảnh quý sau dịp lễ, tết

Công viên thực vật cảnh Việt Nam hướng dẫn bạn các quy tắc chăm sóc cây cảnh quý sau Tết: Mai vàng, Nhất chi mai, Hoa trà, các giống đào...

Trong nhà là nơi vô cùng khắc nghiệt với cây cối, thiếu các điều kiện tự nhiên giúp ích cây xanh sẽ nhanh bị thoái hóa, chết dần. Chỉ khi cây bày trong nhà có biểu hiện khác thường chúng ta nhận biết được thì chính lúc đó bộ rễ cây đã gần như bị hỏng hoàn toàn khó có thể cứu chữa nổi … Người Việt Nam rất yêu cây xanh! Vì vậy:

1. Xin đừng giữ cây chơi trong nhà quá lâu
 (Các bạn hãy trưng bày cây hoa cảnh trong nhà tối đa 4 ngày).
2. Đưa cây ra ngoài cần đặt tại nơi thoáng mát 
(Để đặt cây nơi nhiều ánh sáng,tránh mưa, nắng trực tiếp trong 2- 3 ngày).
3. Kiểm tra kỹ tình trạng cây: 
Cắt bỏ bớt, cành lá yếu hay dư thừa. Tưới lại vừa đủ nước cho cây, đừng vội bón phân.
4. Đánh giá sức khỏe cây:
- Nếu cây  nguyên bản, trong năm đã được trồng, phát triển ổn định trong chậu thì bạn nên để cây hồi phục vài ngày nơi thoáng mát, kiểm tra nước, tưới vừa đủ, sau đó tưới bón phân siêu lân vào tuần đầu, Cũng có thể phun cho toàn thân để giúp cây kháng chịu khắc nghiệt và phục hồi dần, tuần tiếp theo sẽ tưới bón lại bằng phân siêu đạm vào gốc rễ.
- Nếu cây hoa cảnh nhập khẩu hoặc cây mới được trồng vào chậu trước tết thì cần bỏ ra khỏi chậu, kiểm tra sức khỏe rễ (thường bị thối rễ, nấm bệnh hoặc trước đó được nuôi trồng bằng giá thể công nghiệp) thì phải cắt bỏ các phần rễ thối, bị bệnh! Mỗi loài cây được trồng bằng công thức đất riêng, phù hợp.(thông thường là công thức một phần ba: 1/3 xỉ than, 1/3 đất thịt (đất màu), 1/3 mùn hữu cơ trộn đều, chưa cần trộn cùng phân).
- Cây phải được loại bỏ hoàn toàn hoa, lá (cho cây được về trạng thái ngủ).
- Nhớ lót xỉ đáy chậu nhằm thoát nước tốt nhất có thể.
- Trồng xong chưa tưới ngay, bạn hãy phun nước nhẹ đủ ẩm cho cây, Tưới vào hôm sau, sẽ phải tưới đẫm nước (nước chảy tràn trề khỏi đáy chậu) rồi dừng tưới sau 5 ngày rồi tưới lại vừa đủ.
5. Xử lý chăm sóc cây đúng kĩ thuật:
- Tưới cây vừa đủ nước, không nên tưới quá nhiều(bộ rễ sẽ bị ngạt, bị nấm bệnh đất sẽ bị chua phèn.
- Mỗi loại cây đều có công thức đất sinh trưởng riêng biệt.
- Mỗi vùng miền đều có cách thức trồng và chăm sóc cây hoa cảnh khác nhau, do đặc điểm riêng của khí hậu, thổ nhưỡng hoặc mục đích cho ngắn hạn hay lâu niên, trồng cây trong chậu hay ngoài đất…
- Không lạm dụng phân bón và thuốc BVTV nên theo định kỳ như chỉ dẫn.
6. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật:
- Phân bón cũng là thuốc: khi cây mới trồng vào bồn chậu không cần trộn, tưới phân ngay (mục đích giữ đất sạch gốc rễ không bị xót làm tổn thương bộ rễ cây). Bón phân đầy đủ các thành phần: đạm, lân, kali (NPK) tại các thời kỳ cùng các chất vi lượng giúp cây “sống khỏe, sống có ích”.
- Lưu ý:
    + Dùng phân luân phiên, đúng nhu cầu và thời kì sinh trưởng phát triển.
    + Nếu dùng phân dạng dung dịch thì khoảng 10-20 ngày tưới bón vào chậu cây 1 lần, nếu phân dạng hạt thì nên cung cấp 30-40 ngày một lần.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Hãy xác định đúng bệnh cây, đúng loại côn trùng phá hại mới được dùng thuốc.
   + Nếu dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng liều lượng, đúng hướng dẫn
   + Phải phun 2-3 lần cho mỗi đợt chữa trị bệnh cây.
7. Ánh nắng mặt trời và cây trồng:
- Ánh nắng giúp cây hoa cảnh sống khỏe, sạch bệnh, phát triển toàn diện.
- Mỗi loại cây đều cần 8-10 giờ  nắng trực tiếp mỗi ngày (kể cả các loài cây làm nội thất đều cần nắng miễn là đủ nước để cây không bị cháy lá).
- Ánh nắng giúp cây quang hợp để tổng hợp nên dinh dưỡng nuôi cây.
- Khi cây yếu đừng để cây chịu ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao.
8. Gió thoáng:
- Cần  gió thoáng để cây khỏe, tránh các bệnh nấm hại cây trồng. Gió còn cung cấp bù cho cây xanh các chất vi lượng thường nhật có trong không khí.
9. Điều hòa nước: 
- Nước đủ mới làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong đất để bộ rễ cây thẩm thấu luân chuyển lên bộ lá quang hợp tái tạo dinh dưỡng nuôi cây. Thiếu nước khiến cây bị “đói”, thoái hóa nhanh, nhưng thừa nước sẽ khiến cây bị “chết đuối” bởi ngạt.
- Nước tưới thừa trong đất sẽ làm nồng độ PH tăng cao, chua đất. các loại nấm bệnh sinh sôi hại cây làm cho bộ rễ hỏng dần.
10. Yêu cây thực sự bạn hãy đầu tư cho cây. Hãy trồng, chăm sóc cây hoa đúng quy tắc mới đạt hiệu quả nếu không sẽ bị bực mình và tốn tiền của.
11. Hãy hỏi tư vấn tại Công viên thực vật cảnh Việt Nam khi bạn gặp khó khăn hoặc chưa thực sự an tâm về kỹ thuật cây trồng bạn nhé. 
ĐTTV:   Mr Hùng – ĐT. 0913.09 55 48
“Nâng niu vẻ đẹp thiên nhiên là chung tay bảo vệ môi trường sống”
 
"Chỉ sống đẹp cùng thiên nhiên"
 

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam
(Phía sau UBND xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội)
ĐT: (024)632.87.450 - 0988.716.591 -  09.664.666.11
Zalo miễn phí: 09.6869.6148 - 0988.71.65.91
Mail: parkeden.vn@gmail.com
Liên hệ
0988 716591